Sim Bột bắp + hoá chất = cà phê? mạng giá Cà phê bắp
Số sim: | Bột bắp + hoá chất = cà phê? |
Giá bán: | Cà phê bắp |
Mạng di động: |
Đặt mua sim
Thông tin chi tiết
Đậu nành, bột bắp rang cháy trộn với hóa chất thành... cà phê bột là công thức phổ biến tại nhiều cơ sở chế biến cà phê tại Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) - thủ phủ cà phê Việt Nam.
Cà phê giả được sản xuất trong những căn nhà gỗ, mái lợp tôn, nền ximăng cáu bẩn với thiết bị là những chai lọ, xô thùng, xoong chảo, mới nhìn đã phát kinh. Thực trạng này đã tồn tại nhiều năm, song các cơ quan chức năng đều kêu... khó xử lý.
Mục sở thị cà phê bẩn
Cuối tháng 1-2015, theo chân lực lượng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắc Lắc, chúng tôi có mặt tại xưởng chế biến cà phê tại xã Hòa Khánh (TP Buôn Ma Thuột) do ông Nguyễn Đình Quang làm chủ. Xưởng là 2 gian nhà cấp 4, nửa gỗ, nửa bêtông lụp xụp, bụi bặm, mạng nhện giăng đầy. Gian thứ nhất chứa nguyên liệu cà phê, bắp, đậu nành và hóa chất, đồng thời là nơi rang, trộn nguyên liệu.
Một góc nhà còn nhiều mẻ bắp, đậu nành đã rang, pha hóa chất đen kịt, những thùng hóa chất đặc quánh như nhựa đường nấu chảy, bốc mùi khó chịu. Gian nhà thứ hai là nơi xay nguyên liệu thành bột với một cối máy xay, cạnh đó là một đống đậu, bắp vừa xay xong đổ trực tiếp ra nền nhà cáu bẩn. Ông Quang không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất cà phê bột, nhưng thừa nhận mỗi ngày cung cấp cho các quán cà phê hơn 100kg cà phê bột. Trong đó 90% là đậu nành, bột bắp trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc.
Tại cơ sở của ông Quang, lực lượng chức năng đã lập biên bản niêm phong 11 bao đậu nành (250kg), 33 bao hạt bắp (1.500kg), 4 bao cà phê đã rang (120kg), 30kg cà phê đã xay nhuyễn, 1 túi đường hóa học tên Sodium Cyclamate… Việc xử lý còn chờ kết quả xét nghiệm, phân tích các thành phần trong sản phẩm cà phê bột.
Trong vai người kinh doanh cà phê bột, chúng tôi được mục sở thị cơ sở rang xay cà phê K.Th.X (phường Hoà Khánh, TP Buôn Ma Thuột) ngổn ngang can, lọ đựng hoá chất, nguyên liệu toàn ngũ cốc. Ông Ng.Q.H - chủ cơ sở - tiết lộ: "Để ra cà phê bột giá rẻ thì bắp, đậu nành phải chiếm tỉ lệ 70 - 80% trở lên. Muốn cà phê có màu sắc đẹp, mùi vị thơm, phải pha cả chục loại hóa chất như CNC tạo quánh, caramen tạo mùi, chất tạo bọt trắng và nhiều loại hương liệu khác nhau. Tỉ lệ ra sao thì mỗi người có một bí quyết riêng, cái này tôi không tiết lộ được”.
Hỏi khả năng giao hàng thế nào, ông chủ này khẳng định, mỗi ngày dư sức giao 1.000kg cà phê bột thành phẩm. Còn bà Th.Ph - chủ cơ sở ở phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột - giải thích: "Giá cà phê hạt khá đắt, trong khi đầu ra phải cạnh tranh khốc liệt về giá, nên muốn có lời phải độn đậu nành, bắp, thêm hóa chất và phụ liệu để thành cà phê".
Dẫn chúng tôi tham quan "nhà xưởng", bà X giới thiệu: “Lọ này là chất làm keo, thường gọi là CNC, có tác dụng làm cho cà phê sánh. Chai này là chất tạo bọt trắng, nhờ nó mà cà phê sau khi pha xong chỉ cần khuấy nhẹ là sủi bọt, nhìn hấp dẫn. Còn những chai này là caramen tạo mùi vị, đường hóa học làm tăng độ béo và nhiều chất linh tinh nữa...". Hỏi toàn hóa chất như vậy, cà phê chẳng khác nào thuốc độc? Bà X tỉnh bơ: "Tôi làm cà phê này lâu rồi, khách hàng ngày nào cũng uống, không thấy ai bị gì cả”.
Đầu độc người tiêu dùng
Ông Cao Chánh Phương - chủ cơ sở chế biến cà phê bột Phương Sanh, TP Buôn Ma Thuột - phân tích: "Giá thành 1kg cà phê bột khoảng 100.000 đồng, nhưng cà phê bẩn chỉ cần bán được nửa giá này đã lãi gấp 3 - 4 lần do nguyên liệu là đậu nành, bột bắp, hóa chất trôi nổi rất rẻ". Cũng theo ông Phương, các quán cà phê cũng có lỗi một phần, bởi họ toàn chọn mua cà phê giả, cà phê bẩn cho rẻ. Chính vì vậy, các cơ sở chế biến cà phê bẩn, hoạt động không phép nở rộ như nấm sau mưa, không thể kiểm soát được.
Thống kê từ các cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắc, chỉ tính từ cuối năm 2012 đến nay, đã có gần 20 cơ sở sản xuất, chế biến cà phê bột không đạt tiêu chuẩn bị phát hiện. Nhưng bị phạt không có nghĩa là họ từ bỏ cà phê bẩn, bởi lợi nhuận thu được rất lớn. Trong đó cơ sở chế biến cà phê của ông Nguyễn Đình Quang hoạt động từ năm 2013, từng bị xử phạt gần 40 triệu đồng, sau đó vẫn tái phạm.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Lan - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Đắc Lắc - hỗn hợp ngũ cốc rang cháy, tức cà phê bẩn có tác hại rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, trong đó đậu nành, bột bắp cháy đen tẩm hóa chất có thể gây ung thư. Nhiều cơ sở còn sử dụng thuốc ký ninh (thuốc trị sốt rét) hoặc caffeine để tăng vị đắng, tăng cảm giác kích thích, giúp vui vẻ, hưng phấn, không gây buồn ngủ... cho người uống cà phê. Caffeine là chất gây mất ngủ, đi tiểu nhiều, tiêu chảy... Người sản xuất còn sử dụng những chất tạo bọt có thể gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc; một số chất có kim loại nặng, dễ gây nhiễm độc cơ thể...
Trong khi đó, Chi cục Quản lý thị trường Đắc Lắc, cho biết việc xử lý cơ sở chế biến cà phê bẩn rất khó do thiếu máy móc xét nghiệm, nhân lực, lại liên quan đến rất nhiều ngành. Chế biến là ngành nông nghiệp, sản phẩm ra thị trường là ngành công thương, khi pha thành thức uống là ngành y tế... Nhiều vậy, nhưng thiếu sự phối hợp nên vẫn chưa thể kiểm soát được chất lượng cà phê.
Đăng nhận xét